Khả năng giữ lạnh nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99,7% lâu nhất là 10 năm của công nghệ cấp đông thực phẩm CAS sẽ góp phần giải quyết bài toán tổn thất sau thu hoạch và sự suy giảm về chất lượng của thực phẩm nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng.
Nội dung bài viết
1. Cấp đông thực phẩm là gì?
Cấp đông (Frozen) là phương pháp hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ thường cụ thể là xuống dưới -16 độ C trong một thời gian ngắn nhằm đông lạnh thực phẩm để hạn chế vi sinh vật hoạt động và phát triển.
Phương pháp này nhằm bảo quản thực phẩm như: Rau, Củ, Quả, Thịt, Trứng Sữa… đảm bảo được tốt nhất trong một thời gian dài.
Sau khi thực phẩm được cấp đông, chúng được đưa vào kho lạnh để bảo quản trước khi đưa vào sử dụng.
Bạn đọc xem thêm!
4 Bước nhập khẩu đông lạnh (động vật)
Chuyên gia chia sẽ cách rã đông thịt bò đúng cách
2. Tìm hiểu công nghệ cấp đông thực phẩm
CAS là công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh mới do ông Norio Owada chủ tịch tập đoàn ABI (Nhật Bản) và cộng sự nghiên cứu chế tạo.
2.1 Công nghệ cấp đông CAS là gì?
Công nghệ cấp đông thực phẩm CAS (Cells Alive System) là một công nghệ làm lạnh mới được phát triển gần đây và đã được nghiên cứu ứng dụng trong bảo quản nông sản và thực phẩm.
Đây là công nghệ lạnh đông nhanh kết hợp từ trường tác động lên tế bào nông sản, thủy sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng nhưng không liên kết với nhau; không phá vỡ cấu trúc tế bào, làm sản phẩm tươi lâu, không bị chảy nước và mất chất dinh dưỡng.
2.2 Công nghệ CAS hoạt động như thế nào?
Công nghệ cấp đông thực phẩm CAS là sự kết hợp giữa quá trình cấp đông ở nhiệt độ thấp và sự dao động từ trường trong khoảng từ 50Hz đến 5 MHz. Chỉ sau một thời gian cấp đông ngắn, tâm sản phẩm đã đạt tới nhiệt độ yêu cầu.
Trong quá trình đông lạnh, dao động từ trường có khả năng ngăn nước tự do và nước liên kết trong tế bào sống không bị đóng băng thành khối lớn mà chỉ tạo thành các hạt siêu nhỏ, có thể gọi là hiện tượng “nước siêu lạnh”.
Do không có sự kết tinh thành các mảng lớn nên không gây vỡ màng tế bào thực phẩm, không giải phóng các enzyme nội bào, từ đó giúp giữ nguyên được màu sắc, mùi vị và chất lượng của sản phẩm.
2.3 Ưu nhược điểm công nghệ cấp đông thực phẩm CAS
Ưu điểm:
Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích như: thực phẩm không bị nhỏ giọt sau khi rã đông, do đó, ngăn ngừa sự thất thoát các thành phần dinh dưỡng như protein,… giữ nước tốt, giữ nguyên các axit amin, hương vị tươi ngon ban đầu, giữ nguyên màu sắc, kết cấu và chất lượng thực phẩm, ngăn chặn quá trình oxy hóa, hạn chế sự biến tính của protein, giảm đáng kể lượng chất thải.
Nhược điểm:
Những mô hình bảo quản thực phẩm bằng công nghệ CAS ở Việt Nam chưa phù hợp đối với bảo quản thủy sản trên tàu cá bởi chi phí đầu tư ban đầu cao.
3. Cấp đông thực phẩm thế nào là đúng?
Tùy theo thực phẩm mà mỗi loại có cách cấp đông khác nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng cụ thể như sau:
3.1 Cấp đông thực phẩm là rau củ
Trước khi cấp đông thực phẩm là rau củ bạn nên loại bỏ bụi bẩn, hoặc rau củ bị dập hoặc héo úa, nhiệt độ lý tưởng để bảo quản là 1-4 độ C
Nếu để nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho vi sinh vật hoạt động mạnh gây thối hoặc hư hỏng, nếu để nhiệt độ quá thấp sau khi rã đông thực phẩm có xu hướng bị úng hoặc dập nát.
3.2 Cấp đông thực phẩm là thịt cá
Các vi sinh vật thường xuất hiện do quá trình phân hủy tế bào, nó cũng là nguyên nhân gây mùi và làm thay đổi chất dinh dưỡng trong thực phẩm, nhiệt độ an toàn cho thực phẩm là thịt hoặc cá là khoảng -18 độ C đến -26 độ C
Tất nhiên trước khi cấp đông thịt hoặc cá bạn cũng nên làm sạch nội tạng và phân chia nhỏ với lượng vừa đủ phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh trường hợp thịt cá rã đông cấp đông lại nhiều lần.
4. Bí quyết cấp đông thực phẩm đông lạnh tại nhà
Việc sắp xếp thực phẩm một cách khoa học khi cấp đông là điều rất cần thiết, nó đảm bảo an toàn cho thực phẩm và bạn cũng dễ dàng lấy thực phẩm khi cần sử dụng.
Khi cấp đông thực phẩm cần lưu ý các vấn đề sau:
Không nên để thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau vào cùng một ngăn tủ trong tủ đông. Bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để thực phẩm được đặt đúng vị trí của mình.
- Bạn nhớ làm sạch thức ăn trước khi cho vào bảo quản trong tủ đông.
- Phân loại thức ăn theo mức độ yêu cầu nhiệt độ của chúng :
- Thịt, cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày bạn nhớ cho vào ngăn đông kết có nhiệt độ thấp -60 độ C – 180 độ C,…
- Các loại rau xanh, củ quả bạn nhớ cho vào túi nilon để chống mất nước và bảo quản ở mức -100 độ C đến dưới 6 độ.
- Các loại thức ăn chín, rau quả nếu cần bảo quản trong 1 – 2 ngày trong tủ đông, bạn nhớ cho vào ngăn dưới tủ đông. Nếu bảo quản lâu hơn, thức ăn dễ hư hỏng và biến chất.
- Các loại thực phẩm đều nên được bọc kín, chắc chắn trong túi nilon hoặc hộp kín trước khi cho vào tủ đông. Nếu dùng hộp inox hoặc kim loại là tốt nhất vì chúng dẫn nhiệt nhanh, giúp bạn rút ngắn tối đa thời gian làm lạnh.
- Các loại thức ăn đã được nấu chín, có gia vị càng được phải bọc cẩn thận. Nếu thức ăn bị rơi ra ngoài, có khả năng làm hư dần tủ đông và dính mùi sang các thực phẩm khác.
- Không nên dự trữ thực phẩm quá nhiều ở trong tủ đông, đặc biệt là che kín các cổng thổi hơi lạnh. Cần sắp xếp thực phẩm sao cho tạo được các khe hở cần thiết để hơi lạnh được lan tỏa đều trong tủ đông.