Menu
Close

4 bước nhập khẩu thực phẩm đông lạnh ( Động vật )

Việt Nam đang từng bước đổi mới và đô thị hóa nên các diện tích nuôi trồng ngày càng thu hẹp. cùng với sự phát triển hội nhập mở cửa cho các hoạt động giao thương giữa các nước trên thế giới, khiến thị trường nhập khẩu thực phẩm đông lạnh ngày càng sôi động hơn.

thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Chính vì thế các thương lái các công ty cũng đổ xô sang lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cũng không ít người gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh hôm nay thực phẩm Tâm An Tâm xin chia sẽ chi tiết 4 bước ai xem qua cũng có thể nhập khẩu thực phẩm một cách dễ dàng

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Để tránh tiền mất tật mang trước khi nhập khẩu thực phẩm đông lạnh ( động vật trên cạn ) bạn nên kiểm tra đối tác và sản phẩm mong muốn nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không?

Điều này cực kỳ quan trọng vì theo quy định của cục thú y, chỉ có một số sản phẩm được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Trường hợp đối tác và sản phẩm được bạn lựa chọn có trong danh mục các sản phẩm được phép nhập khẩu thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để nộp lên Cục Thú Y:

  • Giấy Đăng Ký Xin Nhập Khẩu
  • Giấy Đăng Ký Kinh Doanh
  • Health Certificate
  • HACC
  • Giấy phép của cơ quan CITES (nếu cần)
  • Các giấy tờ khác do yêu cầu riêng của sản phẩm  …

Bạn đọc xem thêm!

Bảng giá 100+ loại thực phẩm đông lạnh tại HCM

Nếu hồ sơ không có sai sót, cơ quan cục thú ý sẽ gửi giấy chấp nhận cho kiểm dịch sản phẩm qua Email thông thường sẽ từ 5-7 ngày.

Trường hợp đối tác chưa có tên trong danh sách trên, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin của đối tác vào trong danh sách đó. Thời gian khoảng 4-6 tháng (tùy công ty)

Sau khi nhận được Email của Cục Thú Y tiếp tục qua bước 2 nhé

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Theo thông tư mới nhất từ tháng 02/2019 Cục Thú Y sẽ được phép kiểm tra chất lượng thay cho 2 cục trước đây là Cục Chăn Nuôi và Tổng Cục Thủy Sản nên các bạn chỉ cần nộp hồ sơ ở Cục Thú Y thôi nhé “Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và thủ tục luôn đó ạ”

Trước khi hàng cập bến bạn cần chuẩn bị hồ sơ dưới đây để đăng ký kiểm dịch, hồ sơ bao gồm 2 bộ: bộ hồ sơ kiểm dịch và bộ hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm

Bộ 1: Hồ sơ đăng ký kiểm dịch

  • Bill / Invoice / Packing list
  • Hợp đồng
  • Health Certificate
  • Giấy đăng ký kiểm dịch ( 3 đơn gốc )
  • Giấy phép nhập khẩu
  • HACC

Sau khi nhận đủ hồ sơ và đảm bảo không sai thông tin gì cả, cơ quan kiểm dịch sẽ xác nhận xuống lấy mẫu đi kiểm tra

Khi hàng về đến cảng bạn thông báo cho cơ quan kiểm dịch xuống xét nghiệm thực phẩm đông lạnh và trả kết quả trong vòng 5-6 ngày. Khâu này tùy thuộc vào khả năng ngoại giao của bạn tốt đến đâu nhé 🙂

Nếu mẫu đạt tiêu chuẩn thì ra chứng thư, nếu không đạt thì kiểm lại, kiểm không được thì kiểm lại tiếp đến khi được, nếu không được nữa thì trả lại hàng hóa cho nhà cung cấp nhé

Bộ 2: Hồ sơ giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đăng ký VSATTP
  • Tờ Khai
  • Bill / Invoice / Packing list
  • Health Certificate
  • Giấy phép nhập khẩu

Nếu hồ sơ đạt thì trong vòng 3 ngày sau đó sẽ cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp sếp bận có thể sẽ lâu hơn dự kiến

Qua hai bước quan trọng rồi, bước thứ 3 cũng quan trọng không kém đâu ạ

Bước 3: Thủ tục ra hải quan

Trong thời gian chờ nhận giấy phép kiểm dịch giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để ra thủ tục hải quan.

  • Bill / Invoice / Packing list
  • Hợp đồng
  • Lệnh giao hàng
  • Health Certificate
  • Giấy đăng ký kiểm dịch có xác nhận của kiểm dịch
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • C/O và các giấy tờ khác (nếu có yêu cầu)
  • Đơn mang hàng về bảo quản (trường hợp kiểm kho đã đạt)
  • Các giấy tờ của cơ quan chuyên ngành khác…

Đăng ký hải quan tại cảng sân bay và chờ có kết quả kiểm dịch rồi thì thông quan và kéo hàng về kho thôi nhé

Bước 4: Tham vấn giá ( nếu cần thiết )

Đối với sản phẩm nằm trong danh mục cần kiểm tra rủi ro về trị giá, hải quan sẽ yêu cầu tham vấn giá lúc này bạn cần chuẩn bị thủ thục tham vấn giá nhé

Hồ sơ bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân
  • Giấy ủy quyền (nếu là người được ủy quyền)
  • Hồ sơ chứng từ (có dấu sao y của doanh nghiệp): bộ hồ sơ hải quan, thư chào hàng, hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ thanh toán, hóa đơn bán hàng, tài liệu liên quan đến việc mua bán hàng hóa.

Trong buổi làm việc, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu bạn đưa ra các tài liệu chứng minh mức giá đã khai báo. Chẳng hạn: thư chào hàng (email cũng được chấp nhận) trong đó có phần chào giá, mặc cả, chốt giá; chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tài liệu những lô hàng cùng loại đã nhập gần đây có cùng mức giá …

Tóm lại, bạn phải chứng minh và thuyết phục được rằng mức giá đưa ra là giá thực tế mà chủ hàng phải trả, và cũng không có quan hệ đặc biệt bà con thân thích gì giữa người mua và người bán.

Chúc các bạn thành công!

Tin liên quan

Các loại thực phẩm không nên sử dụng chung với thịt bò

Thịt bò là món ăn giàu chất dịnh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng có một thành phần...

Xem thêm

So sánh chất lượng thịt bò nhập khẩu và trong nước

Trước đây thịt bò nhập khẩu chỉ được nhắc đến trong những nhà hàng sang trọng và đắt đỏ, chỉ...

Xem thêm